Shibori là kỹ thuật nhuộm vải truyền thống của người Nhật bản. Màu sắc sử dụng thường được lấy từ tự nhiên và một trong những màu được dùng nhiều nhất là màu chàm, màu cũng được dùng làm thuốc nhuộm của các dân tộc vùng cao ở Việt Nam. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng thuốc nhuộm chàm truyền thống để tạo sẽ những họa tiết sinh động như hình ảnh.

BẠN CẦN:

  • Bột thuốc nhuộm chàm (hoặc màu nhuộm vải thông thường)
  • Vải làm từ sợi thiên nhiên
  • Chậu, xô to
  • Găng tay cao su
  • Mảnh gỗ nhỏ
  • Dây cao su
  • Dây thừng
  • Ống PVC
  • Đũa dài
  • Kéo
Chú ý: Bạn có thể mua bột nhuộm chàm của người dân tộc H' mông đã được tôi sẵn hoặc mua bột thanh đại ở các phố bán thuốc Bắc. Hướng dẫn dưới đây cho bột nhuộm chàm tự nhiên và là loại khó thực hiện nhất. Nếu bạn sử dụng các loại màu nhuộm thông thường thì tùy theo loại sẽ có loại nhuộm nóng và nhuộm lạnh khác nhau và bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì.

Màu nhuộm vải Shibori

Khi chọn vải hay quần áo để nhuộm, điều quan trọng là chúng phải được làm từ sợi tự nhiên như bông, len, lụa hoặc vải lanh. Tôi cũng thường giặt vải trước khi nhuộm. Ở đây tôi đang sử dụng khăn ăn hình vuông nhưng bạn có thể dùng các mẩu vải hay quần áo hình chữ nhật, hình dạng bất kỳ mà bạn thích. Bạn cũng có thể thử nghiệm với bất cứ kiểu gập cuốn xoắn vải nào nhưng sau đây là một vài gợi ý cho bạn.

Itajime shibori : Gấp vải theo chiều dọc như hình. Với chiếc khăn nhỏ này tôi gập vải thành bốn với các đường gập mở.

Hướng dẫn cách tự nhuộm vải tại nhà

Tiếp tục những đường gập mở theo hướng còn lại. Chọn hai mảnh gỗ hoặc nhựa phẳng, kẹp miếng vải ở giữa và lấy dây vải, dây cao su buộc chặt lại. Dây buộc hay dây cao su và gỗ sẽ ngăn thuốc nhuộm thấm vào trong. Bạn sử dụng các nhiều dây và diện tích miếng gỗ càng lớn thì họa tiết thu được sẽ càng nhiều mảnh trắng, hình dạng của sợi dây

Cách gấp vải để nhuộm vải

Arashi trong tiếng Nhật là "cơn bão" và trong Shibori nó chính là kĩ thuật nhuộm tạo họa tiết bằng việc quấn quanh một ống tròn. Bạn có thể sử dụng ống nhựa PVC làm lõi vào cuốn vải xung quanh ống như hình. Sau đó bạn buộc một nút thắt và bắt đầu cuốn dây quanh ống.

Cố định vải để tự nhuộm vải

Cuốn chặt dây quanh ống. Sau độ 6,7 vòng thì bạn kéo dồn vải xuống như hình. Làm tiếp cho đến khi hết chiều dài vải trên ống.

Hướng dẫn cách tự cuộn vải để nhuộm tại nhà

Khoảng cách giữa các sợi chỉ sẽ ảnh hưởng đến họa tiết trên vải vì những phần dưới sợi dây thuộc nhuộm sẽ không thấm vào được và sẽ có màu trắng của vải.

Khoảng cách giữa các sợi chỉ khi cố định vải

Với kỹ thuật Kumo bạn cũng bắt đầu bằng việc gấp vải và buộc túm các góc như hình.

Buộc vải để tự nhuộm vải phong cách nhật bản

Chi tiết cách buộc vải để tự nhuộm vải

Buộc các nút sâu nhất có thể để các họa tiết tạo ra gần nhau. Sau đó bạn dùng một sợi dây và buộc túm ở giữa miếng vải.

Buộc túm các nút trong phương pháp tự nhuộm vải

Để tạo ra các nút buộc bạn có thể dùng bất cứ dụng cụ gì có sẵn, kẹt giấy, dây chun, dây thừng, mảng nhựa, mảng gỗ. Không có đúng sai trong Shibori, quan trọng là làm và thử.

Cách thắt nút buộc vải để nhuộm vải đẹp

Pha thuốc nhuộm chàm theo các hướng dẫn đi kèm. Thông thường bột chàm sẽ được pha trong nước ấm 4 phần nóng một phần lanh. Sau khi đổ bột chàm thuốc nhuộm vào thùng, ta khuấy tròn đều, cố gắng không tạo bọt trong chậu nhuộm.

Pha chế thuốc nhuộm chàm

Tiếp đó đổ bột soda ash và bột hỗ trợ kết dính vào ngoáy tròn đều theo cả hai chiều. Vẫn lưu ý là không tạo bọt trong chậu nhuộm. Khi thuốc nhuộm đã được hòa kỹ, đậy kín trong vòng ít nhất 1 giờ. Khi bạn nhìn thấy trên bề mặt thuốc nhuộm có một lớp váng dầu màu hơi xanh ánh vàng như hình là lúc thuốc nhuộm đã sẵn sàng để dùng.

Trộn bột soda trong chậu nhuộm vải

Cho vải vào một chậu nước sạch để làm ướt vải trước khi nhuộm. Vắt sạch nước trước khi nhúng vào chậu chàm. Nhẹ nhàng bóp tấm vải. Cố gắng cho tay bóp vải dưới nước để không làm mặt nước sóng sánh quá nhiều, khiến không khí thâm nhập vào chậu thuốc nhuộm.

Cách thức thực hiện để nhuộm vải kiểu Nhật

Lấy vải ra khỏi chậu thuốc nhuộm sau khoảng 5 phút. Ban đầu vải sẽ có màu hơi xanh lá cây nhưng dưới tác dụng của Oxy nó sẽ chuyển dần thành màu xanh đậm.

Phương pháp tự nhuộm vải ở nhà kiểu Nhật Bản

Sau khi toàn bộ số vải đã được nhuộm một lần và chuyển màu sau quá trình oxy hóa, hãy tiếp tục cho vải vào nhuộm thêm nhiều lần nếu bạn muốn có màu xanh đậm hơn nữa. Lặp lại quy trình cho đến khi bạn thấy ưng ý với màu xanh mới thôi. Tuy nhiên bạn cần nhớ rằng màu xanh luôn có vẻ đậm hơn khi ướt và màu chàm sẽ bị phai chút ít theo thời gian nên hãy nhuộm đậm đậm một chút.

Vải chuyển màu khi tự nhuộm vải ở nhà

Sau khi nhuộm, vải cần có thời gian để khô và lưu màu. Tôi thường để  vải qua đêm trước khi tháo ra. Dùng một đôi găng tay sạch nhúng kĩ từng miếng vải vào nước sạch rồi dùng kéo cẩn thận cắt dây ra. Và bạn đã có những tấm vải nhuộm với hoa tiết sinh động, đầy ngẫu hứng. Hãy xem kết quả của từng kỹ thuật buộc. Itajime shibori

Để vải qua đêm để thấm màu khi tự nhuộm vải

Arashi

Kết quả tự nhuộm vải tại nhà

Kumo

Họa tiết Kumo trong nhuộm vải Nhật Bản

Với kẹp giấy

Họa tiết trang trí kiểu nhật với kẹp giấy

Buộc túm bốn góc vải

Họa tiết khi túm 4 góc vải

Cuộn đều từ tâm vải với sợi dây

Cuộn đều vải cho ra họa tiết đặc sắc

Sau đó bạn đưa vải vào máy giặt giặt ở chế độ nước lạnh và không cho xà phòng. Sau khi giặt và vắt nước kỹ dùng bàn là để là khô và giúp vải giữ màu lâu hơn. Thuốc nhuộm chàm có thể được sử dụng nhiều lần và giữ trong vòng 5 ngày nếu bạn đậy kín.

Cách thức tự nhuộm vải theo phương pháp Shibori

Nhuộm vải theo phương pháp Nhật Bản độc đáo

Chúc bạn có thể nhuộm được những miếng vải xinh xắn để dùng làm khăn trải bàn hay may những chiếc gối tựa lưng trang trí đẹp mắt nhé.

 (images by HonestlyWTF)