Chất liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong một thiết kế nội thất theo phong cách Công nghiệp. Không gian nội thất theo phong cách này thường thể hiện chân thực nhất các yếu tố vật liệu và cấu trúc tạo dựng nên nó. Các vật liệu gạch, bê tông, kim loại và gỗ thường được phô bày một cách mạnh mẽ với toàn bộ kết cấu bên trong, ít bao bọc và che đậy. Nguyên nhân là do phong cách nội thất Công nghiệp hay Industrial là phong cách mô phỏng lại những nhà máy, xí nghiệp ở các khu công nghiệp,khu chế biến sản xuất nơi có tần suất hoạt động cao. Việc hỏng hóc, thay thế vì thế là không tránh khỏi nên chúng phải được thiết kế đơn giản, "phô bày" để dễ đường xử lý khi hỏng hóc.

Chất liệu trong thiết kế nội thất Industrial

Thiết kế nội thất theo phong cách công nghiệp thường được dùng cho các căn hộ có tầng lửng, trần cao, phòng có không gian rộng để có thể tái hiện lại một phần kiến trúc thường thấy trong các nhà kho hay nhà máy.  Hệ trần thường được để thô, tường không trát hoặc sàn nhà láng bê tông,... là những yếu tố tạo nên phong cách này. Phong cách nội thất công nghiệp mang dáng dấp căn nhà chưa hoàn thiện Phong cách này thường mang dáng dấp của những căn nhà chưa hoàn thiện, hệ thống ống nước, điện chạy nổi, nội thất, công năng có thể dễ dàng được thay đổi biến hóa. Nội thất công nghiệp kết hợp với ngẫu phối vintage Kiểu dáng công nghiệp có thể dễ dàng phối hợp với các chi tiết nội thất hiện đại và chủ nhà hoàn toàn có quyền "lãng mạn" trong ngôi nhà của mình khi kết hợp với các chi tiết vintage, các mảng màu lớn, bề mặt êm ái của sofa và gối,...của phong cách nội thất Ngẫu phối( ảnh dưới)

Phòng khách sử dụng thiết kế nội thất công nghiệp

Bạn có thể theo đuổi phong cách này một cách toàn diện, tối giản, phô bày kết cấu (ảnh dưới).

Điểm nhấn trong nội thất phong cách công nghiệp

Lại cũng có thể sử dụng chỉ trong vài điểm nhấn nhá ở đèn rọi, vòi sen hay kết cấu cửa kéo (ảnh dưới).

Phòng tắm theo phong cách nội thất công nghiệp Phong cách công nghiệp thể hiện trong các thiết kế không trau chuốt, tỉ mỉ và kết hợp những bề mặt thô ráp, góc cạnh với những bề mặt trơn, phẳng.

Bề mặt tường trong theo nội thất Công nghiệp

Màu sắc nội thất, tường, sàn ... sử dụng trong phong cách này thường là ghi xám, đen, trắng hay màu đồng. Gam màu nâu cũ của những chiếc sofa cũ cũng rất dễ dàng tạo nên tổng thể hòa hợp.

Các gam màu nên sử dụng trong thiết kế industrial

Những chiếc đèn trần thả, bóng đỏ trơn hoặc chao kim loại , nhưng tuýt ống nước được biến hóa thành móc treo quần áo, giá sách,...cũng là điểm nhấn hay gặp trong các thiết kế nội thất kiểu dáng công nghiệp. Đèn trần kiểu dáng công nghiệp Tối giản đồ đạc trong nội thất Industrial

Một điểm bạn cần lưu ý là phong cách này thường rất gần với phong cách tối giản, vì thế hãy tránh mua sắm quá nhiều đồ đạc hay vật dụng, hoặc ít nhất hãy cố gắng cất bớt đồ đạc trong tủ chứa đồ. Hình ảnh dưới đây là một ví dụ về một không gian mở. Kể cả khi bạn không có một không gian rộng như vậy, hoặc không có nhiều tiền bạn vẫn có thể dễ dàng góp nhặt các chi tiết trong phong cách này và áp dụng vào trong căn nhà mình theo cá tính riêng.

Thiết kế nội thất căn hộ theo phong cách Industrial

Hãy lên kế hoạch cẩn thận để thiết kế nội thất căn nhà của mình theo phong cách thiết kế công nghiệp trên một bảng ý tưởng và đưa ra các quyết định đúng đắn để tạo ra phong cách tuyệt vời cho không gian sống của mình nhé.

Tác giả Phan Hà