Vinh dự cao quý nhất trong ngành kiến trúc đã được trao cho một kiến trúc sư gốc Nhật Bản Arata Isozaki, người đã dành cả sự nghiệp của mình để vượt qua giới hạn của các khối hình học.

kiến trúc sư gốc Nhật Bản Arata Isozaki

Ngày nay các kiến ​​trúc sư nổi danh thường gắn liền các màn trình diễn nghệ thuật lớn (công trình kiến trúc hoành tráng) và sự thể hiện cái tôi cá nhân. Đối với nhiều người, việc giành chiến thắng trong một cuộc thi là điều bắt buộc, đặc biệt giải thưởng lớn nhất thế giới trở thành mong ước đáng theo đuổi. Trong đó, không có giải thưởng kiến trúc sư nào lớn hơn Giải thưởng Kiến trúc Pritzker hàng năm. Pritzker còn được gọi là giải Nobel của ngành kiến trúc. 

Người chiến thắng năm nay, kiến ​​trúc sư gốc Nhật Arata Isozaki, có thể không phải là một cái tên quen thuộc, nhưng công trình của ông đủ cứng cáp khi đứng trước thử thách của thời gian. Các thiết kế của Isozaki trải rộng trên toàn cầu, từ Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại (MOCA) cao cấp ở Los Angeles đến Bảo tàng Nishiwakishi Okanoyama ít được biết đến ở miền Trung Nhật Bản. Thứ liên kết hai công trình kiến ​​trúc qua hai bờ Thái Bình Dương là sự khéo léo trong việc sử dụng các khối hình học để tạo ra tòa nhà, khiến chúng ta không chú ý tới không gian chúng chiếm giữ, mà ấn tượng bởi sự trong suốt và tinh khiết mà chúng kết hợp.

vien bao tang nghe thuat duong dai Moca - LA

Viện bảo tàng nghệ thuật đương đại MOCA

Viện bảo tàng nghệ thuật đương đại MOCA nhìn từ phía trên

Viện bảo tàng nghệ thuật đương đại (MOCA) ở Los Angeles là công trình kiến trúc đầu tiên của Isozaki ở nước ngoài. Bảo tàng hoàn thiện vào năm 1986, sử dụng đá sa thạch đỏ Ấn độ và một loạt kiểu giếng trời hình kim tự tháp cho phép ánh sáng tràn vào nội thất bên trong.

Căn hộ Beach Venice do kiến trúc sư Isozaki thiết kế

Mẫu căn hộ đẹp do kiến trúc sư nổi tiếng Nhật Bản thiết kế

Một năm sau ông thiết kế ngôi nhà bê tông Venice Beach có diện tích 600 m2, là thiết kế nội thất nhà ở riêng duy nhất của ông ở Mỹ. Ngôi nhà có 3 phòng ngủ,  nằmngay gần viện bảo tàng MOCA, thuộc sở hữu của nhà sưu tầm Terasa Bjornson. Các không gian giống như phòng trưng bày này sau này đã lôi kéo được nhạc sĩ Eric Clapton mua lại, gần đây vừa đổi chủ với giá niêm yết 5,46 triệu đô la.

Để dành được giải thưởng Pritzker, kiến trúc sư cần phải đảm bảo một số nguyên tắc nhất định: Bền vững – Thực dụng – Đẹp - ba quy tắc nền tảng do kiến trúc sư La Mã cổ đại Marcus Vitruvius Pollio đưa ra. Theo quan điểm của Vitruvius, các tòa nhà không chỉ đơn thuần là vẻ đẹp bề ngoài mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của những người tiếp xúc với chúng.

Kể từ khi mở công ty của mình tại Tokyo vào năm 1963 ở tuổi 32, Isozaki có danh sách các tòa nhà minh chứng cho quan điểm của Vitruvius. Isozaki đã xây dựng một loại các mẫu thiết kế ngoại thất khác nhau: bảo tàng, tòa tháp, đường cầu, thư viện, nội thất, văn phòng công ty, gian hàng, khu liên hợp thể thao, phòng hòa nhạc và các tòa nhà đại học,... Isozaki tìm thấy nguồn cảm hứng không phải là sự vĩ đại của các tòa nhà mà là sự trống rỗng của chúng. “Sự ngông cuồng, đối với tôi, là một sự im lặng tuyệt đối” Isozaki nói, “Không có gì cả, đó là ngông cuồng.”

Tòa tháp Mito ấn tượng được kiến trúc sư nobel kiến trúc 2019 thiết kế

Art Tower Mito – Ibaraki – Nhật Bản

Với chiến thắng của ông, Nhật Bản chính thức đuổi kịp Mỹ, trở thành quốc gia nhận được nhiều giải Pritzker nhất (8 giải) bao gồm: Shigeru Ban (2014), Toyo Ito (2013), Kazuyo Sejima và Ryue Nishizawa, SANAA (2010), Tadao Ando (1995), Fumihiko Maki (1993), Kenzō Tange (1987) và Arata Isozaki (2019). Trong số đó, Tange là người có ảnh hưởng sâu sắc nhất với Isozaki. Isozaki bắt đầu công việc kiến trúc sư dưới trướng Tange cho đến tận năm 1963, ông mới thành lập công ty của riêng mình.

Nhận Priztker vào năm 87 tuổi, Isozaki còn tự đùa khi trả lời phỏng vấn báo chí rằng: “Nó như một vương miện trên bia mộ vậy.”

Cùng Caza ngắm nhìn một số công trình kiến trúc nổi tiếng của kiến trúc sư Arata Isozaki.

Trung tâm hội nghị quốc gia Qatar

Trung tâm hội nghị quốc gia Qatar

Trung tâm hội nghị quốc gia Qatar ở Doha đáng chú ý với mặt tiền nổi bật, trông giống như hai nhánh cây đan xen. Theo công ty cho biết: "Cây là ngọn hải đăng của sự học hỏi và là sự thoải mái trong khô hạn và là thiên đường cho các nhà thơ và học giả tụ tập bên dưới để chia sẻ kiến thức."

Thiết kế nội thất nhà hát giao hưởng Thượng Hải

Nội thất nhà hát giao hưởng Thượng Hải

Nội thất Nhà hát giao hưởng Thượng Hải hoàn thành năm 2004 bao gồm 1 phòng thu âm 400 chỗ ngồi và phòng hòa nhạc 1200 chỗ. Các tấm cách âm nổi được làm từ gỗ dệt, và các khu vực chỗ ngồi tách khỏi sân khấu giống như những cánh hoa.

Mẫu thiết kế kiến trúc nổi tiếng 2019

Palau Sant Jordi – Barcelona

Thiết kế nội thất kiến trúc hoàng tráng năm 2019

Art Tower Mito – Ibaraki – Nhật Bản

Kiến trúc nổi bật cho khu trung tâm thương mại

Trung tâm mua sắm thương mại - Milan

Thiết kế kiến trúc của Tây Ban Nha

Domus: La casa del hombre – Tây Ban Nha (1995)

Mẫu thiết kế kiến trúc nội thất của kiến trúc sư nổi tiếng người Nhật Bản

Trung tâm Nara – Nhật Bản (1998)

Nguồn: Dwell, Architecturaldigest, Elle Decor